Xuất bản thông tin

Einzeltitel

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua việc xây dựng chuỗi cung ứng ngắn nông sản trong bối cảnh EVFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, đã tạo ra cơ hội hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU. Theo hiệp định này, 71% hàng hóa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ được miễn thuế, và tăng lên 99% trong 07 năm tới. Tận dụng những ưu đãi miễn thuế, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận thị trường EU, như: Gạo, đường, mật ong, rau quả và thủy sản... Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp và hợp tác xã Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến các yêu cầu đặt ra trong EVFTA như: Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, quy tắc xuất xứ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, ... Do vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc tạo ra các sản phẩm nông sản đáp ứng được yêu cầu mà EVFTA đã đặt ra. Chuỗi cung ứng ngắn nông sản địa phương với mục tiêu hướng tới việc giảm thiểu các khâu trung gian, nhằm đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hình thức biểu hiện của chuỗi ngắn được thể hiện qua các hình thức khác nhau, như bán hàng tại trang trại, chợ nông sản địa phương, hoặc được mở rộng hơn, các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Chuỗi cung ứng ngắn được xem như là một phương thức để đáp ứng các mục tiêu phát triển hệ thống thực phẩm một cách bền vững, cung cấp thực phẩm tươi, sống với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, gia tăng giá trị nhiều hơn cho các nhà sản xuất, cũng như góp phần bảo vệ môi trường. SFSCs cũng có thể được coi là phương thức để tái cấu trúc chuỗi thực phẩm nhằm hỗ trợ các phương pháp canh tác bền vững, tạo ra sinh kế dựa vào khả năng phục hồi phát triển của các trang trại sản xuất nông nghiệp. Chuỗi cung ứng ngắn (SFSCs) với đặc điểm là ít trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng; đôi khi người sản xuất phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng ngắn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm phản ánh các đặc điểm như: Giữ được bản sắc địa phương trong từng sản phẩm, đảm bảo sự lành mạnh và đáng tin cậy (Luane et al., 2018). Đến nay, các chính sách, quy định để khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của chuỗi cung ứng ngắn ở Viêt Nam vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và hoàn thiện của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, mối liên kết trực tiếp giữa nông dân với các doanh nghiệp/ hợp tác xã nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm nghẽn với nhiều khâu trung gian dẫn đến các sản phẩm cung ứng ra thị trường còn chưa đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, Hiệp định thương mại tự do FTA có những tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng nói chung và đặc biệt tác động hết sức lớn đến sự phát triển của chuỗi ngắn. Đặc biệt, những tác động này có thể thấy đối với các nước hậu xã hội chủ nghĩa và các nước thành viên EU.

Xuất bản thông tin

μερίδιο

Hiện nay, SFSCs gần như là một khái niệm mới ở Việt Nam và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm. Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng ngắn nông sản bền vững. Đồng thời, sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp / hợp tác xã nông nghiệp còn yếu; Các hợp tác xã và nông dân - những tác nhân chính trong SFSCs thường bị hạn chế trong việc tiếp cận với kiến ​​thức về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tiếp thị sản phẩm và áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất… Do đó, các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp không tạo lập được một chuỗi cung ứng để tạo ra những sản phẩm nông sản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong EVFTA.

 Theo đó, dự án này hướng đến 04 nhóm đối tượng trong chuỗi cung ứng ngắn, bao gồm: Thứ nhất, những hộ sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Thứ hai, các hợp tác xã ( hợp tác xã là một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết, tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội, văn hóa, nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ). Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền ở cả cấp địa phương sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp thạm gia vào SFSCs trong quá trình sản xuất sản phẩm và xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA. Các hình thức hỗ trợ thông được thực hiện qua các hình thức như tập huấn nâng cao năng lực, giúp nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất có thể cung ứng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được các quy định an toàn thực phẩm của EU. Sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền cũng làm tăng lợi ích cho tất cả các bên trong SFSC bằng cách thúc đẩy sự phát triển thị trường cho các sản phẩm địa phương và hỗ trợ tăng cường khả năng cạnh tranh cho nhóm nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã trong chuỗi nông nghiệp. Thứ tư, người tiêu dùng trong nước hoặc nước ngoài trong chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm nông sản.

Dự án nhằm nâng cao chất lượng [và khả năng cạnh tranh] của sản phẩm nông nghiệp thông qua việc thiết lập và thực hiện chuỗi cung ứng ngắn nông sản. Kết quả dự án có được từ việc thực hiện các hoạt động khảo sát, kỳ vọng sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách góp phần hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng ngắn bền vững trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở cấp địa phương.

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Vu Thi Thu Phuong

Phuong

Quản lý chương trình

Phuong.Vu@kas.de +84 24 3 7186194 /17 +84 24 37186197

comment-portlet

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin