Giai đoạn đầu của nghiên cứu đã được hoàn tất vào năm 2021 và cung cấp các góc nhìn ban đầu về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU, quan điểm của một số nước thành viên và Pháp, Đức, Hà Lan và quan điểm ban đầu của Việt Nam về chiến lược này.
Cùng những biến động lớn trong môi trường quan hệ quốc tế trên toàn thế giới, các chủ thể lớn đã và đang có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại nói chung, chiến lược đối với khu vực nói riêng. Giai đoạn 2 của nghiên cứu được thực hiện trong năm 2022 đánh giá những chuyển biến trong chính sách đối ngoại của EU và phân tích quan điểm của một số chủ thể là Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Trung Quốc và hai thành viên của ASEAN là Indonesia và Thái Lan về chiến lược của EU.
Các kết quả nghiên cứu chính của dự án:
- Với những biến động của tình hình thế giới và khu vực trong năm 2021 và 2022, sáng kiến và chiến lược của EU ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã được các quốc gia trong khu vực đón nhận một cách khá tích cực.
- Mặc dù có những quan điểm cụ thể khác nhau, các cường quốc tầm trung như Hàn Quốc, Australia và khối ASEAN đều ủng hộ cách tiếp cận của EU. Mỹ là chủ thể có những sáng kiến đầu tiên và cũng là chủ thể tích cực nhất đối với hợp tác ở khu vực rộng lớn này. Trung Quốc khá thận trọng và đôi khi thể hiện quan điểm cứng rắn trước những sáng kiến và chiến lược của các quốc gia phương Tây. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ dường như trở thành một chủ thể trung tâm, thu hút sự chú ý của các nước lớn.
- Những thay đổi trong năm 2022 đã cho thấy một thực tế: hệ thống quốc tế dường như được phân cực rõ ràng hơn lúc nào kết kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.