Xuất bản thông tin

Đóng góp vào sinh hoạt

Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024

Vào ngày ngày 14/06/2024, tại Hà Nội, khoảng 150 đại biểu là lãnh đạo và người làm công tác pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương, một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các địa phương khu vực phía Bắc; cơ quan báo chí ở Trung ương đã tham gia hội nghị “Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024”. Hội nghị này do Viện KAS Việt Nam cùng với Bộ Tư pháp/Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đồng tổ chức; sự kiện này cũng là một trong các dự án thuộc chương trình đối thoại pháp quyền giữa Đức và Việt Nam.

Xuất bản thông tin

Tại sự kiện, ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện của Viện KAS Việt Nam chia sẻ rằng các biện pháp đánh giá tác động đang áp dụng tại Đức cũng có thể phù hợp để đem áp dụng tại Việt Nam. Ông Feyerabend nêu ra một số điều quan trọng được đề cập trong tài liệu “Quy tắc thủ tục chung của các Bộ liên bang” (hay là Gemeinsamen Geschäftsordnung der Bundesministerien/GGO gọi theo tiếng Đức).

 

Trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu đã tham gia đối thoại cùng với các khách mời đến từ Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Văn phòng Chính phủ. Nội dung chính của đối thoại tập trung vào Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.

 

Theo ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Nghị định số 56/2024/ND-CP (ban hành ngày 18/5/2024) quy định 4 điểm chính có ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ pháp chế và các tổ chức pháp chế, bao gồm:

1. Về ngạch pháp chế; chế độ hỗ trợ dành cho pháp chế viên; tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

2. Về tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế

3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

4. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP

 

Các đại biểu bày tỏ quan ngại về trách nhiệm chồng chéo của các cơ quan cấp bộ, cấp ủy ban và cấp tỉnh; và chính sách về thu nhập cho các cán bộ pháp chế hiện thời vẫn chưa có. Cụ thể, một số đại biểu khẳng định nhiệm vụ của mình không chỉ liên quan đến xây dựng pháp luật mà còn đi kèm các nhiệm vụ chuyên môn khác như thanh tra, lập kế hoạch ngân sách. Ngoài ra, đại diện từ các tỉnh cũng đặt ra câu hỏi về trường hợp nào thì cán bộ xây dựng luật ở cấp địa phương được tự chủ trong việc đề xuất và thi hành luật.

Phiên làm việc buổi chiều tập trung về công tác đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hai giảng viên tập trung vào kĩ năng đánh giá tác động chính sách ở 3 khía cạnh, bao gồm: khía cạnh xã hội, kinh tế và giới.

μερίδιο

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Nguyen Minh Tuyen

Nguyen Tuyen

Chánh văn phòng

Tuyen.Nguyen@kas.de +84 24 37 18 61 94 /95 /96 +84 24 37 18 61 97

comment-portlet

Xuất bản thông tin