Thông qua phân tích lí thuyết, thực tiễn và chính sách, có thể thấy tiềm năng thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, là rất lớn. Sau 3 năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tính đến năm 2023, thương mại Việt Nam - EU đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng xuất khẩu trung bình giai đoạn 2021-2023 sang EU đạt 8,1%. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đang dần xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử với EU và đã đạt được những thành công ban đầu.
Hội thảo hôm nay đã lắng nghe ý kiến đóng góp với từ đại diện của các bộ, ngành, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi rất vui mừng được nghe bình luận và phản hồi của bà Sita Zimpel, Giám đốc Dự án Hội nhập Kinh tế Khu vực ASEAN của GIZ. Bà Zimpel đã chia sẻ nhiều thông tin về hoạt động thương mại điện tử ở EU và tác động ảnh hưởng của các chính sách và quy định của EU đối với doanh nghiệp từ các nước ngoài EU. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu ra những giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, đặc biệt trong 4 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Việt Nam xác định những cơ hội mới mà Việt Nam nên ưu tiên để tăng cường EVFTA, trong đó Đức là thành viên. Nỗ lực này sẽ góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác, trao đổi giữa Việt Nam và EU.