Asset Publisher

Single title

Khát vọng vươn tới hài hoà

Những nét cơ bản trong tư duy Châu Á qua ví dụ về đạo lý Ấn Độ và Trung Hoa

GS. TS. Eberhard Schockenhoff, Uỷ viên Hội đồng cố vấn khoa học Viện Konrad Adenauer; Bài phát biểu ngày 21-4-2006 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (vietnamesische Version von "Die Sehnsucht nach Harmonie")

Asset Publisher

Trận khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cho thấy chúng ta nói chung còn hiểu biết quá ít ỏi về các nền văn hoá khác nhau với những thế giới quan, những quan niệm về giá trị và hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Chúng ta tập trung sự chú ý vào thế giới phương Tây. Khi được hỏi về nguyên nhân của vụ khủng bố đánh vào New York và Washington, có câu trả lời rằng thái độ ưa bạo lực không chỉ nảy sinh từ sự lạm dụng tôn giáo cho một chính sách tín ngưỡng chính thống, mà còn từ cảm giác luôn bị coi thường.

Hướng về văn hoá biết tôn trọng nét khác biệt của những người khác
Để đạt đến cuộc sống chung của nhiều nền văn hoá khác nhau trong thế giới DUY NHẤT này, cần phải có một „tư duy theo chiều từ người khác đến với ta và từ ta hướng về người khác“. Không thể thiếu được nỗ lực tiến đến nền văn hoá biết tôn trọng nét khác biệt của những người khác dựa trên cơ sở của quan hệ tương hỗ. Nền văn hoá tôn trọng trên cơ sở tương hỗ có nghĩa là „Văn hoá và lịch sử của NGƯỜI NÀY không bao giờ được coi là chuẩn mực cho NGƯỜI KIA. Cả NGƯỜI KIA cũng cần bảo vệ một bản sắc riêng bắt rễ trong văn hoá và lịch sử, bản sắc ấy cần được tôn trọng chứ không bị phủ nhận.“

Tuy nhiên, tôn trọng sự bình đẳng của người khác đòi hỏi ở chúng ta nhiều hơn là chỉ thuần túy chấp nhận nét khác biệt của họ. Vấn đề cốt lõi của cuộc chung sống hoà bình là TÍNH ĐỘ LƯỢNG mà trong đó, nói theo cách của Goethe, chỉ chấp nhận người kia một cách hình thức thì chẳng khác gì lăng mạ họ. Tính độ lượng tạo điều kiện để chung sống cho những người vốn hướng theo những giá trị khác nhau, thậm chí xung khắc nhau. Tính độ lượng nhất định không phải là thuốc trị bách bệnh, nhưng là điều kiện để chung sống hoà bình, vì có nó mà nhận ra sự khác biệt, cũng như ngược lại vì có sự khác biệt mà cần có tính bao dung. Tất nhiên, tính độ lượng dựa trên có đi có lại, nghĩa là ai đòi nhận được độ lượng thì chính mình cũng phải tỏ ra độ lượng. Đó là một câu hỏi hóc búa, vì giới hạn của tính độ lượng sẽ chấm dứt khi người kia không độ lượng. Công nhận NGƯỜI KHÁC với sự khác biệt của họ là một khía cạnh của sự tôn trọng, là vô tư chấp nhận sự khác biệt, cũng như khả năng thông cảm, khả năng đồng cảm một cách khiêm nhường, học hỏi và thiện chí – không dính dáng gì đến sự đánh giá khoảng giao thoa là cách nhìn những gì có chung, mà là công nhận sự khác biệt.

Một phần của nét khác biệt nói trên thể hiện trong „Khát vọng vươn tới hài hoà“ được chọn làm tiêu đề cho báo cáo này vì nó là tính chất đặc trưng châu Á. Khát vọng vươn tới hài hoà là hướng tầm nhìn tới tính thống nhất ẩn sau những sự đối nghịch - mà nói cho cùng, tính thống nhất đó đã vượt lên khỏi sự đối nghịch, vì nó là cơ sở của sự đối nghịch. Vì vậy, không có sự lựa chọn „A hay B“, mà chỉ có „cả A lẫn B“ mang tính tích hợp, tổng hợp và tạo dựng quan hệ.

Asset Publisher

comment-portlet

Asset Publisher

Asset Publisher